Nhà Tống Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

Có một thực tế không thể trách nhà Tống là: từ trước đó các dân tộc xung quanh đã lớn mạnh và tự phát triển thành những quốc gia có thực lực: bắc là người Khiết Đan, nam thì người Việt, tây bắc thì người Đảng Hạng. Có những sử gia TQ quy trách nhiệm "làm khó" nhà Tống cho Thạch Kính Đường khi ông này cắt nhiều đất phía bắc cho người Khiết Đan trước đó mấy chục năm khiến nước Liêu trở thành nước lớn trên đầu Tống. Nhưng nếu truy về cội nguồn thì phải thấy rằng những dân tộc xung quanh đã thay nhau lớn mạnh khi Trung Quốc suy yếu và chia cắt, sớm nhất phải kể tới phiên trấn cát cứ từ sau loạn An Sử. Ngũ Đại Thập Quốc là hậu quả công khai hóa của các phiên trấn thành các nước - quá trình này kéo dài từ giữa thế kỷ 8, người TQ tranh giành nội bộ và tự làm yếu thực lực. Hơn 200 năm chia cắt và nội chiến (dù không phải là đánh nhau liên miên nhưng chia cắt là thực tế), tới khi nhà Tống thống nhất trở lại thì sức mạnh không còn tương đương như Hán, Đường trước đây được nữa.

Việc thống nhất quốc gia của Triệu Tống có nguyên nhân thừa hưởng cơ nghiệp của Sài Vinh rất nhiều. Thực tế sau này cho thấy rằng Tống cũng chỉ đủ thực lực "bắt nạt người nhà" chứ không làm gì được người ngoài.

Phòng ngự thụ động bởi không đủ thực lực để đánh vỗ mặt. Trước đây Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông có thể xua quân đánh Hung Nô, Đột Quyết, dẫu tổn hại không ít nhưng vẫn có thể lấn đất lên phía bắc và chứng tỏ được thực lực. Tới Tống Thái Tông thì thân chinh đánh Liêu một trận đã bị thua chạy ù té không dám quay lại biên giới nữa, phía nam bị Lê Hoàn "dạy bài học" giết tướng này bắt tướng kia khiến Quang Nghĩa phải chùn lại; sau này còn mấy lần "giỡn mặt" thiên triều mà thiên triều đành cho qua. Một viên tù trưởng "mặt búng sữa" như Nùng Trí Cao, từng bị Lý Thái Tông đã bắt rồi thả vài lần, thế mà có thể làm "thiên triều" bị xáo tung vùng nam cương, hớt hải phải chìa tới át chủ bài tướng số 1 Địch Thanh ra mới khống chế được. Hàng năm phải cống Liêu để đổi lấy hòa bình, lại có người bàn "đánh Nam (Đại Việt) để lên cót tinh thần với Bắc (Liêu)" đủ biết người Tống sợ Liêu tới mức nào. Đến khi Liêu mất, tưởng tránh được vỏ dưa Liêu thì gặp vỏ dừa Kim còn rắn hơn. Người Nữ Chân đưa nhà Tống đến vực sâu của sự nhục nhã với việc bắt cha già (Huy Tông) và anh trưởng (Khâm Tông), đuổi anh thứ (Cao Tông) chạy hớt hải không dám ngoái đầu lại.

Đấy là lúc người TQ bị chạm tự ái nhiều nhất, bị dồn nén đến chân tường về lòng tự trọng, nên mới có những người như Nhạc Phi, Hàn Thế Trung vùng dậy căm phẫn tỏ ý chí. Ấy thế mà, đất bắc bị mất cho "bọn mọi" còn lớn hơn các đời trước, không thể khôi phục. Cũng bởi anh thứ không muốn đưa cha và anh trưởng về, mình sẽ mất chỗ. Một lần nữa, chuyện nội bộ lại trở thành nguyên nhân, mà phạm vi thu hẹp lại: trong phạm vi 1 nhà. Chấp nhận cống nạp cầu hòa, "thiên triều" rất đỗi tủi nhục. Cũng may mà lúc đó ở phía nam, nhà Lý không còn những vua xuất sắc như Thái Tông, Thánh Tông nên không ai còn ý tưởng "xé đất bắc" nữa. Nếu không thì Nam Tống không biết còn tàn tạ đến thế nào? Có người đã tiếc cơ hội này cho nhà Lý.

Một điểm yếu nữa trong sự suy vong của Triệu Tống là sai lầm chiến lược. Họ luôn dồn mối căm hờn vào những cái chão rách, chỉ nhìn thấy cái gần mà không nhìn được cái xa. Ghét Liêu nên bắt tay với Kim diệt Liêu, sau mất cả trung nguyên cho Kim đã rõ. Lại căm Kim nên bắt tay với Mông diệt Kim, sau mất cả tính mạng về tay Mông ai cũng biết.

Từ khi về Nam, các vua Triệu Tống phần lớn an phận hưởng lạc. Lâm An của Nam Tống trở thành nơi tráng lệ. Trong môi trường võ ít văn nhiều, không lấy gì làm khó hiểu là văn hóa có đất phát.--Trungda (thảo luận) 09:37, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Chuyện "xé" hay không và hậu quả của nó, ngoài chính sách còn do thực lực. Người "khai tử" các vương triều người Hán chẳng phải Nữ Chân đó sao? Tôi không nhớ đã trao đổi về điều đó khi nào, nhưng việc này có liên quan đến quá trình tự Hán hóa của các triều đại "ngoại tộc" tiến vào cai trị trung nguyên.Lật lại thời Đông Tấn Nam Bắc triều thì xem ra hoạt động quân sự còn hăng hơn Nam Tống. Nam Tống sau khi hòa ước với Kim Tuyên Tông thì trong 100 năm chỉ một vài lần gây chiến trở lại, còn Nam triều thì tranh chiến liên miên với Bắc triều, bởi vậy chiến sự thời này so với thời Nam Tống tốn giấy mực hơn hẳn.--Trungda (thảo luận) 03:45, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)Xưa kia nhân lực và vật lực quyết định cán cân sức mạnh quân sự, vì thế nhiều nước hay bộ tộc đi đánh phá vùng biên của đối phương, không cốt chiếm đất mà chỉ để "lùa" vài ngàn dân về là đã thắng lợi. Trong vụ hợp tác với Kim đánh Liêu, Tống cũng chỉ được Kim bàn giao đúng mấy thành mà Tống cần theo thỏa ước, nhưng chỉ là những thành không, còn dân thì lôi đi hết, và vụ này Tống coi như bị hố. Thời Tam Quốc, Thục cũng là nước ít dân nhất, ít nhân tài nhất và mất trước tiên...--Trungda (thảo luận) 15:52, ngày 20 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf